câu hỏi phỏng vấn flutter

Câu hỏi phỏng vấn Flutter được nhiều người tìm kiếm vì đây là định hướng nghề nghiệp rất tiềm năng trong thời đại ngày nay. Tìm hiểu kỹ những thông tin được Câu Đố Hay cung cấp giúp bạn có thêm cơ hội để chinh phục vị trí lập trình viên Flutter tốt nhất.

1/ Trình bày định nghĩa về Flutter theo cách hiểu của bạn.

=> Là người yêu thích lĩnh vực phát triển ứng dụng di động, Flutter chắc chắn là khái niệm phải nắm rõ. Đây là một công cụ tạo nên ứng dụng cực kỳ tiện ích với nhiều tính năng chất lượng. Nó được phát hành bởi Google vào năm 2017 và nhanh chóng được biết đến. Không ít các công ty đã cập nhật công cụ này và mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm mới cho lập trình viên.

Ứng dụng được tạo nên bởi Flutter được viết bởi ngôn ngữ lập trình C/C++ kết hợp với Dart, có thể hoạt động trên nền tảng iOS và Android rất tốt. Thời gian tạo nên một ứng dụng di động với công cụ này rất nhanh, giao diện cực đẹp và vận hành tối ưu cùng đồ hoạ 2D. Thành phần chính của Flutter bao gồm Flutter Engine, Foundation, Widget và Nền tảng Dart.

câu hỏi phỏng vấn flutter
Khái niệm và đặc điểm của Flutter ứng viên phỏng vấn cần biết

2/ Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của Flutter

Đây là câu hỏi phỏng vấn Flutter được đặt ra để nhà tuyển dụng đánh giá mindset của bạn. Việc nhận định rõ ràng ưu điểm cũng như hạn chế của công cụ cho thấy được thái độ, tính cách của lập trình viên. Tuy vậy bạn cũng đừng trình bày quá thẳng thắn mà nên cân nhắc sử dụng ngôn từ phù hợp. Cách trả lời cũng cần khéo léo để tăng hảo cảm từ phía tuyển dụng với mình.

Về câu trả lời, bạn có thể tham khảo đánh giá từ các chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng mobile như sau:

Ưu điểm

  • Hoạt động đa nền tảng: Có thể vận hành cực tốt trên nhiều nền tảng nên việc phát triển ứng dụng giảm áp lực.
  • Ứng dụng gốc: Công cụ cho phép tải lại trực tiếp giúp viết mã nhanh hơn, khi cần sửa cũng hạn chế tốn thời gian và công sức.
  • Tối giản lượng mã: Công cụ do Google phát hành có tính năng Hot reload giúp tăng hiệu suất. Bên cạnh đó ngôn ngữ lập trình được sử dụng còn gần với mã máy nên ứng dụng mobile được viết nhanh hơn, từ đó tăng tính khả dụng.
  • Thiết kế đa dạng: Giao diện tùy chỉnh nên thiết kế của ứng dụng trở nên phong phú hơn, quá trình hiển thị trong giao diện người dùng cũng trở nên nhanh hơn.

Nhược điểm

  • Ứng dụng chiếm nhiều dung lượng: Sử dụng Flutter sẽ tạo ra các ứng dụng di động có kích thước lớn hơn các ứng dụng được viết bằng công cụ khác.
  • Tính năng nền tảng bị hạn chế: Công cụ này có tính nhất quán nên một số tính năng riêng của nền tảng có thể không tương thích. Muốn sử dụng thì nền tảng sẽ yêu cầu một số thao tác bổ sung để triển khai.
  • Hệ sinh thái chưa đủ lớn: Thư viện từ bên thứ ba đang phát triển, thế nên tùy chọn sẽ ít hơn bình thường.

3/ Hot Reload, Hot Restart khác biệt như thế nào?

=> Hot Reload là khả năng rebuild lại Widget miễn phí và tải lại source code ứng dụng mà không cần reset. Quá trình thực hiện không làm chạy lại các hàm initState hay main giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả. Trạng thái hiện tại của ứng dụng không bị mất nên không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì. Tính năng này hỗ trợ rất nhiều cho các nhà phát triển khi có nhu cầu xem các thay đổi với mã, cập nhật giao diện trong thời gian thực.

Hot Restart là một tính năng khác, sẽ khởi động lại ứng dụng hoàn toàn, khởi tạo lại trạng thái (không phải giữ nguyên như Hot Reload). Tính năng này có giá trị trong việc thực hiện thay đổi đối với phần phụ thuộc của ứng dụng hoặc thay đổi về mã bị hạn chế phản ánh với Hot Reload.

phỏng vấn lập trình viên flutter
Phân biệt Hot Reload và Hot Restart là câu hỏi phỏng vấn quan trọng

4/ Trình bày khái niệm Streams trong Flutter.

Câu hỏi phỏng vấn Flutter này dành cho những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực Flutter. Khi làm việc với công cụ này chắc chắn bạn phải biết khái niệm Streams vì có liên quan mật thiết đến Dart.

=> Streams được xem là một khái niệm cốt lõi, có tác dụng xử lý dữ liệu không đồng bộ và được đánh giá là rất hiệu quả. Nó được hiểu là một chuỗi các sự kiện không đồng bộ vẫn có thể được phát hiện và tạo ra giá trị. Hiện tại có hai loại Streams phổ biến, bao gồm loại Đăng ký một lần (Single)- Phát ra các dữ liệu và sự kiện 1 lần và Streams phát sóng (Broadcast) có thể lắng nghe không đồng bộ nhiều lần.

5/ Định nghĩa Widget trong Flutter, so sánh Stateful Widget và Stateless Widget.

=> Widget là khái niệm xuất hiện khi bạn bắt đầu viết Code để xây dựng một phần bất kì trong Flutter. Công dụng của Widget là thể hiện chế độ xem ứng dụng có cấu hình và hiện trạng như thế nào thông qua các tính toán giữa hiện tại và trước đó.

Stateful Widget và Stateless Widget là hai khái niệm khác nhau về mặt trạng thái. Stateful Widget là Widget động, nó thay đổi thông tin state của chính nó từ đó giúp thay đổi những gì đang hiển thị. Biểu hiện rõ ràng nhất là cho phép làm mới màn hình ứng dụng. Ngược lại, Stateless Widget là Widget tĩnh, không có bất cứ thông tin gì, chẳng hạn như các hàng, các cột trong ứng dụng.

câu hỏi phỏng vấn lập trình viên flutter
Widget trong công cụ Flutter

Xem thêm:

Kết luận

5 câu hỏi phỏng vấn Flutter được cung cấp sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để tự tin ứng tuyển vào các công ty nổi tiếng. Bạn hãy tham khảo và tìm hiểu nhiều câu hỏi thú vị khác để tìm kiếm được vị trí lập trình viên như mong đợi.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *