câu hỏi phỏng vấn ngân hàng

Câu hỏi phỏng vấn ngân hàng thường xoay quanh vấn đề nghiệp vụ và thái độ làm việc. Vậy nên để có thể ứng tuyển thành công, bạn nên dành thời gian nghiên cứu sản phẩm ngân hàng và mối quan hệ với khách hàng.

09 câu hỏi gợi ý từ Câu Đố Hay sẽ giúp bạn có thêm tư liệu tự tin đi phỏng vấn.

1/ Câu hỏi dành cho người đã có kinh nghiệm: Bạn đã đạt được thành tích đáng nhớ nào trong sự nghiệp chưa?

Câu hỏi phỏng vấn ngân hàng này được đặt ra khi nhà tuyển dụng muốn đánh giá hiệu suất làm việc của bạn ở công ty cũ. Đồng thời, đây cũng là cách để họ xem xét thái độ và tư duy của bạn khi xử lý tình huống dưới áp lực.

=> Tôi đã từng công tác ở vị trí đại diện hỗ trợ khách hàng cho ngân hàng A. Công việc này tôi ứng tuyển khi mới ra trường, phải dành nhiều thời gian tự học hỏi nhằm bắt nhịp kịp thời. Nhưng vị trí này chính là thành tích lớn nhất trong sự nghiệp của tôi tính đến nay nên dù khó khăn tôi vẫn rất tự hào.

Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tôi tập suy nghĩ nhanh và linh hoạt hơn. Tôi tìm hiểu chuyên sâu về sản phẩm của ngân hàng, tự đánh giá các tình huống có thể gặp và tổng hợp thành tài liệu riêng. Nhờ thấu hiểu khách hàng mà tôi được thăng chức lên vị trí trưởng nhóm, sau đó là đại diện cho bộ phận. Sau khi tôi vào làm được 1 năm thì doanh thu ngân hàng tăng lên 25%. Khách hàng đánh giá rất cao về khâu hỗ trợ chuyên nghiệp, tận tâm, tận tình.

câu hỏi phỏng vấn ngân hàng
Bạn cần có cách trả lời khéo léo với câu hỏi đánh giá thái độ và tư duy

2/ Lý do bạn chọn ứng tuyển ở ngân hàng chúng tôi là gì?

Nhà tuyển dụng hỏi câu này thì đừng trả lời quá thật thà mà hãy dùng ngôn từ phù hợp. Họ sẽ đánh giá cao những đáp án mô tả được sản phẩm của họ, giá trị tốt đẹp mang lại cho khách hàng và thành tích nổi bật.

=> Tôi ứng tuyển vào ngân hàng X vì tôi nhận thấy sản phẩm của quý ngân hàng rất tốt, là lợi thế trên thị trường, tiếp cận khách hàng tốt hơn. Tôi tin rằng nơi đây sẽ mang lại giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.

3/ Nguyên nhân nào khiến bạn chọn theo đuổi con đường phát triển bản thân trong ngành ngân hàng?

Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng liên quan đến định hướng của cá nhân. Bạn nên kể về hành trình mình theo đuổi con đường này thành một câu chuyện, đặc điểm tính cách của mình hoặc một khía cạnh mà bạn thực sự quan tâm.

=> Lý do tôi chọn ngành ngân hàng vì bản thân tôi là một người có tham vọng lớn. Tôi sẵn sàng cố gắng hết sức mình để theo đuổi mục tiêu, đồng thời tôi cũng rất chăm chỉ và kiên trì. Ngay khi tốt nghiệp, tôi đã ứng tuyển các vị trí liên quan đến lĩnh vực tín dụng và công tác ở vị trí chuyên viên phân tích tín dụng hai năm. Mỗi khi tiếp nhận dự án mới, tôi thích ngồi nghiên cứu để tìm ra các giải pháp và thường xuyên là người tiên phong.

4/ Theo bạn, bán hàng hay chăm sóc khách hàng quan trọng hơn với một nhân viên ngân hàng?

Bạn phải đưa ra câu trả lời xác định cả hai kỹ năng này đều quan trọng. Bởi khách hàng cũ hay khách hàng mới đều rất cần thiết với doanh số của ngân hàng.

=> Tôi cho rằng cả hai kỹ năng này đều rất quan trọng với một nhân viên ngân hàng. Bán hàng giúp quảng bá sản phẩm và dịch vụ đang có của công ty, trong khi đó chăm sóc khách hàng giúp duy trì sự hài lòng với sản phẩm và dịch vụ đó. Một nhân viên chuyên nghiệp và thông minh phải biết cân bằng cả hai.

các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng
Kỹ năng bán hàng hay chăm sóc khách hàng cũng đều quan trọng

5/ Hãy trình bày bốn loại tài khoản ngân hàng bạn biết và chỉ rõ điểm khác biệt.

Bạn đừng trình bày quá chi tiết về từng loại vì sẽ gây tốn thời gian và cảm giác chán cho người nghe. Hãy nêu điểm khác biệt trọng tâm để cho thấy bạn thực sự hiểu về nghiệp vụ và được đánh giá cao về khả năng giao tiếp.

=> Bốn loại tài khoản đó là tài khoản vãng lai để khách hàng gửi tiền, rút tiền hay thậm chí là chi tiêu. Tài khoản tiết kiệm rất phổ biến, cho phép nhận lãi cao hơn ở tiền gửi vào nhưng giới hạn giao dịch. Tài khoản thị trường tiền tệ có lãi cao hơn tài khoản vãng lai và không giới hạn giao dịch. Chứng chỉ tiền gửi CD đòi hỏi tiền gửi vào cần ở trong tài khoản thời hạn nhất định, lãi suất cao.

6/ Khi khách hàng không hiểu bạn đang giải thích vấn đề tài chính gì và bày tỏ chán nản thì phải làm gì?

Bạn hãy chắc chắn rằng mình làm đủ các bước và có cách giao tiếp chuyên nghiệp trước. Sau đó bạn mới tiến hành phân tích tại sao khách hàng không hiểu và cách giải quyết.

=> Tôi luôn đảm bảo giải thích mọi thứ đơn giản nhất để khách hàng có thể hiểu về vấn đề tài chính. Nếu họ không hiểu, tôi sẽ chọn cách giải thích mới để đảm bảo khách hàng có cảm giác hài lòng khi bước ra khỏi văn phòng giao dịch.

7/ Khách hàng VIP A tự nhiên rút hết tiền rồi chuyển ngân hàng. Bạn nghĩ gì về điều này và có cách nào giữ chân khách hàng không?

Câu hỏi phỏng vấn ngân hàng này đánh giá kỹ năng xử lý tình huống của bạn. Thông thường nhà tuyển dụng sẽ đặt ra với ứng viên đã có kinh nghiệm dày dạn.

=> Tôi sẽ mời vị khách hàng VIP vào phòng VIP (tôn trọng vị thế của họ) để tiến hành trao đổi. Tôi sẽ khéo léo hỏi về cảm nhận sản phẩm, sau đó là đánh vào thủ tục rút tiền và chuyên ngân hàng cần thời gian, thực hiện thủ tục nhiều bước. Tôi cũng sẽ nói đến vấn đề lãi suất và phúc lợi, liệu có nên đánh đổi phúc lợi tốt ở ngân hàng chúng ta để đổi lại một sự chênh lệch lãi không quá lớn không.

8/ Nếu trong quá trình làm việc, khách hàng tức giận thì bạn xử lý thế nào?

Nên khẳng định vấn đề khách hàng không hài lòng, không giữ được sự bình tĩnh sẽ gặp ở bất cứ ngành nghề nào. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy mình có thể giữ bình tĩnh và tìm cách giải quyết tình huống.

=> Tôi đảm bảo rằng chính bản thân luôn bình tĩnh và phải nắm rõ phương châm phục vụ khách hàng của đơn vị chúng ta là gì. Khi có vấn đề xảy ra, ở đây là khách hàng tức giận thì tôi sẽ xử lý theo phương châm đó.

câu hỏi phỏng vấn các vị trí ngân hàng
Cách xử lý khi khách hàng tức giận rất quan trọng với một nhân viên ngân hàng

9/ Áp lực về doanh số có ảnh hưởng đến bạn không?

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn hiểu áp lực về doanh số là điều hiển nhiên ở các ngân hàng. Để trở thành nhân viên của đơn vị thì bạn sẵn sàng đối mặt với vấn đề này.

=> Áp lực doanh số là điều tôi nghĩ đến đầu tiên khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên ngân hàng. Thay vì cảm thấy khó khăn thì ngược lại tôi vô cùng hào hứng bởi bản tính thích chinh phục mục tiêu, sẵn sàng đương đầu với thử thách của mình. Chính áp lực doanh số là động lực để tôi nhìn nhận được sự hấp dẫn từ công việc và hướng đến mục tiêu xây dựng chung.

Xem thêm:

Kết luận

9 câu hỏi phỏng vấn ngân hàng được đề cập thường xuyên xuất hiện trong các buổi trao đổi giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Bạn hãy tham khảo gợi ý đáp án và tự xây dựng câu trả lời phù hợp với kiến thức, kinh nghiệm và tính cách của mình.

Similar Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *