Câu hỏi phỏng vấn PHP được đưa ra chủ yếu hỏi về kiến thức, kỹ năng ứng dụng trong công việc. Bạn cần dành thời gian để tìm hiểu chuyên sâu nhằm giải quyết được các vấn đề nhà tuyển dụng đưa ra.
Câu Đố Hay đã tuyển chọn những câu hỏi thường gặp nhất khi bạn ứng tuyển và nhận phỏng vấn cho vị trí này. Hãy tham khảo cùng đáp án gợi ý để có sự chuẩn bị tốt nhất.
1/ PHP là gì? PHP giống với ngôn ngữ lập trình nào?
PHP là một loại ngôn ngữ lập trình, thường được sử dụng để phát triển ứng dụng web trên máy chủ, thông qua việc xử lý trên server mà tạo ra mã html trên client. Nhờ đó mà các ứng dụng trên web có thể hoạt động dễ dàng, đáp ứng nhu cầu sử dụng.
PHP được so sánh với C và Perl vì có nhiều điểm giống, tuy nhiên vẫn có những khác biệt riêng. PHP được sử dụng chủ yếu để lập trình trên chính máy chủ, trong khi đó C dùng cho hướng thủ tục và Perl thì đa năng hơn.
2/ Phân biệt bốn tính chất của OOP
OOP là viết tắt của thuật ngữ Object-Oriented Programming có nghĩa là lập trình hướng đối tượng, được phát triển dựa trên đối tượng và tương tác của chúng. Nó không phải là một loại ngôn ngữ lập trình mà hỗ trợ cho ngôn ngữ lập trình, điển hình nhất là PHP, C++, Java.
OOP có bốn tính chất bao gồm Encapsulation (tính đóng gói), Inheritance (tính kế thừa), Polymorphism (tính đa hình) và Abstraction (tính trừu tượng). Mỗi tính chất có một nhiệm vụ khác nhau, lần lượt là bảo mật thông tin xử lý, xây dựng và tài sử dụng thuộc tính, đa dạng đối tượng cùng chức năng nhưng khác phương pháp thực hiện, tối ưu giá trị cốt lõi và loại bỏ thứ phức tạp dư thừa.
3/ Mảng là gì? Trong PHP có mấy mảng?
Tìm hiểu về khái niệm PHP nhất định phải biết đến mảng, là một biến chứa các phần tử lưu trữ, sắp xếp, xoá bỏ. Thành phần chính của mảng là key và value.
Khi đặt câu hỏi phỏng vấn PHP, nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu kể tên thêm các loại mảng chính. Bạn cần nắm chắc thông tin về Mảng số nguyên, Mảng đa chiều và Mảng kết hợp để trình bày rõ ràng.
4/ Session và Cookie khác nhau như thế nào?
Là một người làm trong lĩnh vực PHP, bạn nhất định phải phân biệt được hai khái niệm này.
Session là khoảng thời gian sử dụng ứng dụng, lưu trữ trên server và có tính bảo mật rất cao. Nó thường được cài đặt để lưu trữ thông tin liên quan đến việc bảo mật của người dùng nhằm tạo ra sự an toàn, tin cậy.
Cookie mang tính tạm thời hơn, nó là tệp tin nhỏ được nhúng vào máy tính người dùng từ phía server. Ngay từ lần đầu tiên người dùng truy cập, cookie đã được tạo và gửi trả thông tin về server, tính bảo mật không quá cao.
5/ Mảng tuần tự là gì? Khác gì với bất tuần tự? Để duyệt mảng ta dùng vòng lặp nào?
Trong khái niệm PHP, mảng tuần tự được hiểu là mảng có key là chữ số, bắt đầu bằng 0 và tăng dần, khác với mảng bất tuần tự (không bắt đầu từ 0 và tăng dần). Khi tiến hành duyệt mảng, người lập trình viên có thể dùng bất cứ vòng lặp nào nhưng để đảm bảo hiệu quả nên ưu tiên foreach. Ưu điểm của vòng lặp này là được xây dựng riêng cho việc duyệt mảng trong PHP, dễ sử dụng, xử lý nhanh.
6/ Khi website bị chậm bạn phải làm gì để khắc phục vấn đề?
Đây là câu hỏi phỏng vấn PHP mang tính mở, có tác dụng đánh giá thái độ và năng lực của lập trình viên. Bạn có thể tham khảo câu trả lời từ Câu Đố Hay như sau:
Tôi sẽ thực hiện tìm kiếm nguyên nhân xảy ra lỗi trước thay vì bắt tay vào xem vấn đề và sửa luôn. Việc thấu hiểu sự cố giúp giải quyết nhanh gọn, triệt để lỗi xảy ra và có thể xảy ra. Quá trình xử lý phải bình tĩnh, cẩn thận và nghiên cứu kỹ lưỡng để không phát sinh thêm bất cứ vấn đề nào khác. Chẳng hạn, vì code không tối ưu nên xảy ra việc duyệt yêu cầu chậm, vậy thì nên xem dòng code nào chưa tối ưu, fix bug sớm và cố gắng giảm đi độ cồng kềnh của code.
7/ Làm cách nào để kích hoạt tính năng báo lỗi trong PHP?
Tính năng báo lỗi trong PHP rất quan trọng, nếu am hiểu có thể tiết kiệm thời gian và nhân lực giải quyết vấn đề. Từ phía nhà phát triển chia sẻ, sẽ có ba cách để thực hiện kích hoạt trên server bao gồm:
- Sử dụng hàm ini_set():: Mục đích là để thay đổi giá trị của các tham số trên file PHP.ini, muốn kích hoạt cần điền đoạn mã ini_set(‘display_errors’, 1);
- Sửa đổi file PHP.ini: Tiến hành tìm kiếm tham số có dạng display_errors ở trong file, đặt giá trị đang hiện hành thành On, khởi động lại máy chủ để hoàn tất.
- Dùng hàm error_reporting(): Lập trình viên tiến hành kích hoạt bằng cách điền đoạn mã error_reporting(E_ALL); nhằm kiểm soát các loại lỗi được báo cáo trong PHP.
8/ Cách bạn cập nhật kiến thức về PHP và phát triển web của mình?
Khi đưa ra câu hỏi này, mục đích của nhà tuyển dụng là đánh giá sự chăm chỉ, thái độ với công việc của bạn. Họ cũng muốn ứng viên cam kết về việc luôn sẵn sàng linh hoạt với quá trình tiếp thu kiến thức mới, có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Để có thể làm hài lòng người đi tuyển dụng, bạn hãy tham khảo câu trả lời sau:
Việc cập nhật thêm kiến thức mới về lĩnh vực đang làm là rất cần thiết, nhất là trong PHP. Với những lập trình viên thuộc level fresher, học hỏi là để nâng cao tay nghề và mở rộng tư duy. Với những người thuộc level senior thì học hỏi là để trở thành tiên phong trong dự án mới, giảm thiểu rủi ro. Những cách trau dồi thông tin về PHP và phát triển web có thể tiến hành gồm đọc báo công nghệ, tham gia diễn đàn công nghệ, tham dự workshop, hỗ trợ các dự án cá nhân và dự án mã nguồn mở nếu có cơ hội.
Xem thêm:
- Tuyển tập câu hỏi phỏng vấn Spring Boot thường gặp
- 7+ Những câu hỏi phỏng vấn đi Nhật phổ biến nhất
- 9 câu hỏi kiểm tra mức độ trầm cảm, test nhanh trong 5 phút
Kết luận
8 câu hỏi phỏng vấn PHP được chia sẻ giúp bạn vừa có thêm kiến thức về ngôn ngữ lập trình này vừa tăng sự tự tin khi tham gia ứng tuyển. PHP là một ngành tiềm năng và bạn đừng ngần ngại học hỏi thêm để nâng cao tay nghề, tìm kiếm nhiều cơ hội phát triển mới.